Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân – PGS.TS. Ngô Huy Cương

Mục lục bài viết 1. Giới thiệu tác giả 2. Giới thiệu hình ảnh sách 3. Tổng quan nội dung sách 4. Đánh giá bạn đọc 5. Kết luận 1. Giới thiệu tác giả Cuốn “Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân” do PGS.TS. Ngô Huy Cương biên soạn. 2. Giới thiệu […]

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn “Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân” do PGS.TS. Ngô Huy Cương biên soạn.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân

Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân

Tác giả: PGS.TS. Ngô Huy Cương biên soạn

Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội

3. Tổng quan nội dung sách

Luật thương mại là một ngành luật mới hồi sinh khi Việt Nam đổi mới và xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Tác dụng to lớn của nó trong việc phát triển kinh tế, xã hội không thể là vấn đề tranh cãi. Thế nhưng việc nhận thức đúng và đầy đủ về nó còn gặp nhiều khó khăn bởi trong nhiều lẽ là nền tảng học thuật của ngành luật này đã bị xóa bỏ ở Việt Nam trong một thời gian khá dài. Vì vậy Giáo trình này cố gắng làm tái hồi lại phần nào những vấn đề học thuật đó.

Cơ cấu bên trong của ngành luật này được Giáo trình chú trọng hơn cả nhằm giúp cho người học có kiến thức hệ thống. Bên cạnh đó Giáo trình cố gắng cung cấp các thông tin đa chiều và các vấn đê lí luận cơ bản về phần chung và phần chế định thương nhân của luật thương mại.

Nội dung:

Gồm các chương:

Chương 1: Khái niệm, chức năng và nguyên tắc của Luật Thương mại

Chương 2: Chủ thể của Luật Thương mại và hành vi thương mại

Chương 3:  Hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân

Chương 4: Khái luận về công ty

Chương 5: Công ty hợp danh

Chương 6: Công ty hợp vốn đơn giản

Chương 7: Công ty cổ phần

Chương 8: Công ty trách nhiệm hữu hạn

Chương 9: Các hình thức công ty khác

Chương 10: Chia tách, hợp nhất, sáp nhập và chuyển đổi hình thức công ty

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn giáo trình “Luật thương mại phần chung và thương nhân” được biên soạn giới thiệu tới người học những khái niệm, chức năng và nguyên tắc của Luật thương mại; chủ thể của luật thương mại và hành vi thương mại; hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân; khái luận về công ty; công ty hợp danh; công ty hợp vốn đơn giản; công ty cổ phần; công ty trách nhiệm hữu hạn…

Cuốn giáo trình là học liệu cần thiết phục vụ học tập môn Luật thương mại tại khoa Luật, Trường Đại học quốc gia Hà Nội. Pháp luật về Thương mại Việt Nam cho đến nay cũng đã có những sửa đổi và nhiều văn bản hướng dẫn thi hành được ban hành mới. Cuốn giáo trình được biên soạn năm 2013 có thể chưa cập nhật kịp thời những điểm mới đó. Bởi vậy, bạn đọc có thể tra cứu thêm các quy định mới để chủ động cập nhật.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Luật thương mại phần chung và thương nhân của Khoa luật, trường Đại học quốc gia Hà Nội.

Mys Law  chia sẻ dưới đây những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại theo quy định tại Luật thương mại 2005 và chủ thể của Luật thương mại để bạn đọc tham khảo:

Nguyên tắc trong hoạt động thương mại

Điều 10. Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật của thương nhân trong hoạt động thương mại

Thương nhân thuộc mọi thành phần kinh tế bình đẳng trước pháp luật trong hoạt động thương mại.

Điều 11. Nguyên tắc tự do, tự nguyện thoả thuận trong hoạt động thương mại

1. Các bên có quyền tự do thoả thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ các quyền đó.

2. Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật dân sự.

Điều 14. Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng

1. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hoá và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.

2. Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hoá, dịch vụ mà mình kinh doanh.

Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại

Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản.

Chủ thể của Luật thương mại:

Nội dung chủ yếu của Luật Thương mại quy định về thương nhân và hành vi thương mại của họ. Do vậy, ở tất cả các quốc gia, thương nhân luôn là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại.

Thương nhân bao gồm doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác, thường xuyên tham gia vào các quan hệ thương mại, giữ vị trí trung tâm ở tất cả các quan hệ thương mại và tham gia vào quan hệ pháp luật khác cần phải thực hiện trong quá trình hoạt động thương mại, bao gồm quan hệ đầu tư góp vốn, hợp đồng thương mại, đăng ký kinh doanh, giải quyết tranh chấp thương mại, giải thể, phá sản… Thương nhân cũng chiếm vị trí chủ thể chủ yếu do số lượng đông và ngày càng phát triển. Tính đến tháng 31/12/2019, cả nước có 758.610 doanh nghiệp đang hoạt động, chưa kể đến các thương nhân là hợp tác xã, là người kinh doanh nhỏ. Doanh nghiệp và các thương nhân khác hoạt động ở tất cả các ngành, lĩnh vực kinh tế và thuộc nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế khác nhau, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong nền kinh tế, quyết định sự phát triển của nền kinh tế.

Thương nhân là chủ thể chủ yếu của Luật Thương mại, xuất hiện ữong các trường hợp sau đây:

– Thương nhân là chủ thể đầu tư, góp vốn để thành lập doanh nghiệp.

Trừ một số trường hợp bị hạn chế quyền tiếp tục đầu tư, góp vốn, các thương nhân là cá nhân, phâp nhân được quyền đầu tư, góp vốn để thành lập doanh nghiệp khác và trở thành chủ sở hữu của doanh nghiệp đó.

Ví dụ: Công ty TNHH một thành viên Hồng Hà có quyền đầu tư 100% Vốn để thành lập một công ty con (Công ty TNHH Hồng Hà miền Trung) và trở thành công ty mẹ của công ty này. Hoặc Công ty TNHH một thành viên Hồng Hà có quyền góp vốn cùng với các tổ chức, cá nhân khác để thành lập Công ty cổ phần Đông Đô và trở thành một cổ đông của Công ty Đông Đô.

Trong các trường hợp này, thương nhân là chủ thể của quan hệ đầu tư, phải tuân thủ quy định pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về đầu tư.

– Thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động thương mại như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại…

Chức năng, nhiệm vụ chính của thương nhân là hoạt động thương mại nhằm mục tiêu lợi nhuận. Đê thực hiện chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu đó, thương nhân hoạt động thương mại với tính chất nghề nghiệp, thường xuyên, liên tục và là chủ thể chủ yêu trong các quan hệ mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại…

– Thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động đăng ký kinh doanh (đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp).

Bên cạnh việc khẳng định và bảo hộ quyền tự do kinh doanh của thương nhân, nhà nước cũng khẳng định vai trò của mình trong quản lý về kinh tế và kiểm soát việc thực hiện quyền tự do kinh doanh, theo đó, ai kinh doanh, kinh doanh cái gì, kinh doanh ở đâu, mức vốn bao nhiêu… đều phải đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh khi thành lập doanh nghiệp và khi doanh nghiệp đang hoạt động nhưng có thay đổi những thông tin này. Thực hiện các thủ tục bắt buộc này là căn cứ để xác định tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của thương nhân khi họ sử dụng quyền tự do kinh doanh mà Hiến pháp đã quy định.

– Thương nhân là chủ thể thực hiện các hoạt động tổ chức lại doanh nghiệp (hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, chuyển đổi doanh nghiệp), là chủ thể thực hiện các hoạt động rút khỏi thị trường (giải thể, phá sản doanh nghiệp) và là chủ thể của tranh chấp thương mại và quan hệ giải quyết tranh chấp thương mại.

Trong quá trình thành lập, hoạt động thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại của thương nhân các chủ thể khác có quan hệ với thương nhân bao gồm:

Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh

Tổ chức, cá nhân không có đăng ký kinh doanh (không phải là thương nhân) có thể tham gia vào quan hệ thương mại và trở thành chủ thể của Luật Thương mại. Tổ chức, cá nhân khi thực hiện đầu tư, góp vốn thành lập doanh nghiệp và trở thành chủ thể của quan hệ đầu tư vào tổ chức kinh tế. Tổ chức, cá nhân ký hợp đồng mua bán hàng hoá, uỷ thác mua bán hàng hoá, môi giới… với thương nhân và trở thành chủ thể quan hệ thương mại hỗn hợp (quan hệ thương mại có một bên là thương nhân, một bên không phải và thương nhân).

Cơ quan đăng ký kinh doanh

Cơ quan đăng ký kinh doanh là đầu mối quan trọng thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chủ thể kinh doanh khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh là nơi tiến hành các thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, đăng ký hộ kinh doanh, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, đăng ký tạm ngừng, chấm dứt hoạt động kinh doanh…

Cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực chuyên ngành

Trong quá trình hoạt động thương mại, để đảm bảo quản lý nhà nước về kinh tế, thương nhân phải thực hiện một số nghĩa vụ cần thiết tại cơ quan quản lý chuyên ngành, tuỳ thuộc vào loại hoạt động thương mại mà họ thực hiện. Ví dụ: thực hiện các thủ tục về đảm bảo điều kiện kinh doanh tại Sở Y tế/BỘ Y tế khi kinh doanh các ngành, nghề kinh doanh phải đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm; thực hiện các thủ tục về đảm bảo điều kiện kinh doanh tại cơ quan công an khi kinh doanh các ngành, nghề phải đảm bảo điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện các thủ tục hải quan tại cơ quan hải quan khi thực hiện hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu…

0969 361 319
Liên hệ