Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo

Mục lục bài viết 1. Giới thiệu tác giả 2. Giới thiệu hình ảnh sách 3. Tổng quan nội dung sách 4. Đánh giá bạn đọc 5. Kết luận 1. Giới thiệu tác giả Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo – […]

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo – Trường đại học Luật Hà Nội do TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên cùng sự tham gia biên soạn của tập thể tác giả là giảng viên trường đại học Luật Hà Nội.

Tập thể tác giả:

TS. Vũ Thị Lan Anh

TS. Nguyễn Thị Dung

TS. Đoàn Trung Kiên

TS. Vũ Đặng Hải Yến

TS. Nguyễn Thị Yến

ThS. Lê Thị Lợi

ThS. Trần Thị Bảo Ánh

ThS. Trần Quỳnh Anh

ThS. Nguyễn Như Chính

ThS. Vũ Phương Đông

ThS. Nguyễn Quý Trọng

ThS. Phạm Nguyễn Linh

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo

Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo – Trường đại học Luật Hà Nội

Tác giả: TS. Nguyễn Thị Dung chủ biên

Nhà xuất bản Công an nhân dân

3. Tổng quan nội dung sách

Một số hợp đồng trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại là những môn học được đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật từ năm 2005 đến nay. Trong chương trình đào tạo theo hình thức tín chỉ và chương trình đào tạo cử nhân ngành luật kinh tế, các nội dung này lại tiếp tục giữ vị trí là môn học chuyên ngành, trang bị kiến thức chuyên sâu và một phần kĩ năng hành nghề luật cho người học.
Giáo trình được kết cấu với ba phần chính:
Phần 1 gồm tám chương, cung cấp kiến thức chuyên sâu về một số loại hợp đồng thương mại đặc thù, bao gồm: hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng dịch vụ pháp lý, hợp đồng thành lập công ty và hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đây là những hợp đồng trong hoạt động thương mại có tính mới, tính đặc thù, chưa được giảng dạy ở các môn học khác. Nhu cầu tìm hiểu, nghiên cứu ứng dụng các hợp đồng này trong thực tiễn đời sống kinh tế xã hội cũng đã được khẳng định và ngày càng trở nên bức thiết.
Phần 2 và phần 3 cung cấp kỹ năng cơ bản và kinh nghiệm trong đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại thông qua tổng quan lý thuyết và hướng dẫn thực hành.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo cử nhân ngành luật và ngành luật kinh tế, giáo trình không tiếp cận kỹ năng đàm phán, soạn thảo hợp đồng từ góc độ quản trị kinh doanh mà chủ yếu rèn luyện kỹ năng phòng tránh rủi ro pháp lý từ hoạt động đàm phán, soạn thảo hợp đồng thương mại cho các luật gia, luật sư tương lai.
Giáo trình được hoàn thành với sự đóng góp trí tuệ, tâm huyết của nhiều giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy các môn học luật thương mại, pháp luật về hợp đồng thương mại, kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại của trường đại học luật Hà Nội và sự hỗ trợ, tư vấn nhiệt tình của luật sư Trần Tuấn Phong và luật sư Đỗ Đăng Khoa, luật sư Phạm Nguyễn Linh.
Cuốn giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo – Trường đại học Luật Hà Nội được biên soạn với cấu trúc chương mục như sau:
Phần 1. Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại
Chương 1. Tổng quan về hợp đồng trong hoạt động thương mại và pháp luật về hợp ddoognf trong hoạt động thương mại
Chương 2. Hợp đồng mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa
Chương 3. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Chương 4. Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Chương 5. Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chương 6. Hợp đồng dịch vụ pháp lý
Chương 7. Hợp đồng thành lập công ty
Chương 8. Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Phần 2. Lý thuyết về đàm phán và soạn thảo hợp đồng trong hoạt động thương mại
Phần 3. Tình huống và hướng dẫn thực hành đàm phán, soạn thảo hợp đồng trong hoạt động thương mại

4. Đánh giá bạn đọc

Đây là học liệu quan trọng và cần thiết phục vụ học tập và giảng dạy bộ môn Luật thương mại và các môn học liên quan của học viên, sinh viên đào tạo ngành Luật và thương mại, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với bạn đọc có nhu cầu tìm hiểu về lĩnh vực này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Một số hợp đồng đặc thù trong hoạt động thương mại và kĩ năng đàm phán, soạn thảo – Trường đại học Luật Hà Nội“.

Mys Law chia sẻ dưới đây một số nội dung cơ bản về hợp đồng trong hoạt động thương mại để bạn đọc tham khảo:

Hợp đồng trong hoạt động thương mại là khái niệm mang tính chất tương đối, chưa được luật hóa trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trước khi bộ luật dân sự năm 2005 có hiệu lực, ở Việt Nam tồn tại hai loại hợp đồng riêng biệt là hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế hợp đồng thỏa mãn ba điều kiện: chủ thể hợp đồng là các pháp nhân hoặc ít nhất một bên là pháp nhân, bên kia là cá nhân có đăng ký kinh doanh, hội nông dân, ngư dân phải nghĩ nhân, người hoạt động khoa học, kỹ thuật; các bên tham gia hợp đồng có mục đích kinh doanh; hợp đồng được lập thành văn bản. Những hợp đồng không thấp ứng được một trong ba điều kiện trên thì không được coi là hợp đồng kinh tế mà chỉ là hợp đồng dân sự
Khái niệm hợp đồng trong thương mại chưa từng được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam. Luật thương mại năm 1997 chỉ nhắc đến hợp đồng trong hoạt động thương mại tại điều 238. Nhưng bản thân thuật ngữ này cũng bị loại bỏ trong luật thương mại năm 2005.
Ở Việt Nam hiện nay, khái niệm hoạt động thương mại đồng nghĩa với khái niệm hoạt động kinh doanh. Khoản một điều ba luật thương mại năm 2005 quy định: hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác. Hoạt động kinh doanh cũng là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi. Sự đồng nhất khái niệm hoạt động thương mại và hoạt động kinh doanh dẫn đến việc đồng nhất khái niệm hợp đồng trong thương mại và hợp đồng kinh doanh.
Trên cơ sở khái niệm hợp đồng được quy định tại Điều 388 bộ luật dân sự năm 2005, có thể đưa ra khái niệm sau: hợp đồng trong thương mại là sự thoả thuận giữa các thương nhân hoặc sự thương nhân và người có liên quan về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong hoạt động thương mại của mình.
Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thương mại

Hợp đồng thương mại có các đặc điểm pháp lý cơ bản sau: Lĩnh vực phát sinh quan hệ hợp đồng là lĩnh vực thương mại, bao gồm các lĩnh vực thương mại hàng hoá và thương mại dịch vụ; một bên chủ thể của hợp đồng phải là thương nhân. Trong nhiều quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân như hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng đại lí mua bán hàng hoá; mục đích của thương nhân khi tham gia quan hệ hợp đồng là nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình; hình thức của hợp đồng có thể bằng lời nói, hành vi hay văn bản. Đối với hợp đồng mà pháp luật quy định phải được lập thành văn bản thì phải tuân theo quy định đó. Fax, telex, thư điện tử và các hình thức thông tin điện tử khác cũng được coi là hình thức văn bản.\

Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại: Khi thoả mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế.

Chủ thể của hợp đồng thương mại

Chủ thể hợp đồng trong lĩnh vực thương mại chủ yếu được thiết lập giữa các chủ thể là thương nhân. Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp và cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên, có đăng ký kinh doanh. Thương nhân là chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài (trong hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế). Ngoài chủ thể là thương nhân, các tổ chức, cá nhân không phải là thương nhân cũng có thể trở thành chủ thể của hợp đồng trong lĩnh vực thương mại trong những trường hợp pháp luật quy định cụ thể.

Ví dụ, hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hoá phải tuân theo Luật Thương mại khi chủ thể này lựa chọn áp dụng Luật Thương mại hay ví dụ khác: Trong quan hệ ủy thác mua bán hàng hoá, bên ủy thác có thể là thương nhân hoặc không phải là thương nhân (Điều 157 Luật Thương mại năm 2005).

Đối tượng của hợp đồng thương mại 

Tương tự như đối tượng của hợp đồng dân sự, hợp đồng trong lĩnh vực thương mại có đối tượng là hàng hoá hoặc dịch vụ (công việc). Bên cạnh đó, trong lĩnh vực thương mại có một số loại hợp đồng có đối tượng chưa được biết đến trong hợp đồng dân sự truyền thống, đó là các hợp đồng có tính chất tổ chức như hợp đồng thành lập công ty hay hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC), hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (hợp đồng PPP)… Đối tượng của các loại hợp đồng này không phải là hàng hoá hoặc dịch vụ mà là một hoạt động mang tính tổ chức để hình thành nên các doanh nghiệp hoặc để thực hiện hoạt động thương mại. Trên thực tế, đối tượng hợp đồng trong lĩnh vực thương mại thường có số lượng lớn và do đó, nhìn chung, giá trị của hợp đồng thương mại thường lớn hơn giá trị của hợp đồng dân sự. Điều này dẫn đến sự khác nhau trong nội dung của hợp đồng dân sự và nội dung của hợp đồng trong lìhh vực thương mại. Chẳng hạn, một người nào đó mua của thương nhân kinh doanh vật liệu xây dựng vài cân xi măng về sửa chữa nhỏ trong gia đình. Ở đây đối tượng hợp đồng rất nhỏ nên nội dung của hợp đồng này rất đơn giản, việc giao nhận và thanh toán được thực hiện theo kiểu “tiền trao, cháo múc”. Còn trường hợp một công ty xây lắp ký hợp đồng mua của một công ty xi măng 1000 tấn xi măng để xây dựng một công trình nào đó thì việc thỏa thuận cũng như thực hiện các điều khoản trong nội dung của hợp đồng phức tạp hơn nhiều từ việc xác định số lượng, chất của đối tượng cho đến giao nhận, thanh toán … Thậm chí, để thực hiện hợp đồng với đối tượng lớn như vậy, có thể làm phát sinh các hợp đồng mới như hợp đồng bốc xếp hàng hoá.

Ví dụ: Các hợp đồng trong hoạt động thương mại được xác lập bằng văn bản giữa các thương nhân, trong đó, ít nhất một bên là pháp nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu không thoả mãn các điều kiện đó, hợp đồng thương mại chỉ mang tính chất của một hợp đồng dân sự.

0969 361 319
Liên hệ