Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung)

Mục lục bài viết 1. Giới thiệu tác giả 2. Giới thiệu hình ảnh sách 3. Tổng quan nội dung sách 4. Đánh giá bạn đọc 5. Kết luận 1. Giới thiệu tác giả Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ […]

1. Giới thiệu tác giả

Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung)” của Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh do TS. Phan Huy Hồng làm chủ biên.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung) - Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Giáo trình pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ (tái bản lần 1, có sửa đổi và bổ sung) – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

Tác giả: TS. Phan Huy Hồng làm chủ biên

Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội luật gia Việt Nam

3. Tổng quan nội dung sách

Cuốn giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ dành cho chương trình đào tạo cử nhân luật do tập thể giảng viên của Bộ môn Luật thương ại, Khoa Luật Thương mại, Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh biên soạn.

Giáo trình này là công cụ hỗ trợ quan trọng cho việc tiếp thu kiến thức trên lớp cũng như việc tự nghiên cứu. Cuốn giáo trình dẫn dắt các bạn đến với những vấn đề cơ bản nhất của pháp luật thương mại, trước hết bằng các nội dung có tính nhập môn, tiếp đó là các nội dung cơ bản về các hoạt động thương mại cụ thể được quy định trong Luật thương mại 2005 và cuối cùng là các nội dung về chế tài khiếu nại trong hoạt động thương mại.

Cuốn Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ được biên soạn lần đầu vào năm 2015, ở lần tái bản đầu tiên năm 2020 có sửa đổi và bổ sung, giữ nguyên cấu trúc, văn phong như cuốn giáo trình xuất bản lần đầu, nhưng được chỉnh sửa để lời văn súc tích và dễ hiểu hơn. Các quan điểm khoa học đã trình bày trong cuốn xuất bản lần đầu về cơ bản cũng được giữ nguyên, nhưng có cập nhật các quan điểm khoa học mới nhất về một số khái niệm quan trọng như “thương nhân” hay “hoạt động thương mại”. Văn bản quy phạm pháp luật cũng được cập nhật đến thời điểm tái bản, đặc biệt là Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Quản lý ngoại thương năm 2017, Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế mà nay Việt Nam đã là thành viên. Các án lệ được thông qua bởi Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cũng được đề cập ở một số nội dung liên quan.

Các sửa đổi, bổ sung quan trọng nhất bao gồm:

(i) bổ sung vào Chương 1 nội dung khái quát về Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế với tư cách là một nguồn luật tham gia điều chỉnh quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa, lồng ghép vào Chương 2 và Chương 7 các nội dung cụ thể của Công ước này;

(ii) cập nhật các nội dung liên quan quản lý ngoại thương trong giáo trình theo Luật Quản lý ngoại thương năm 2017;

(iii) lược bỏ nội dung “đấu giá hàng hóa” khỏi Chương 5 do hoạt động cung ứng dịch vụ đấu giá tài sản của doanh nghiệp đấu giá tài sản hoàn toàn chịu sự điều chỉnh của Luật Đấu giá tài sản năm 2016, nên quy định của Luật Thương mại 2005 liên quan dịch vụ đấu giá tài sản không còn giá trị áp dụng; tuy thương nhân vẫn có quyền tự tổ chức đấu giá theo quy định của Luật Thương mại 2005, nhưng việc thương nhân tự tổ chức đấu giá không có nhiều ý nghĩa thực tiễn.

Qua đó, cuốn giáo trình tái bản, có sửa đổi và bổ sung lần này trở nên phong phú hơn về nội dung, sâu sắc hơn về mặt khoa học và có lời văn súc tích, dễ hiểu hơn.

Cuốn giáo trình có khả năng giúp giảm thời lượng trình bày các nội dung lý thuyết trên giảng đường, tạo điều kiện cho giảng viên và sinh viên dành nhiều thời gian hơn cho các nội dung thực hành dưới hình thức nghiên cứu và thảo luận các bài tập tình huống. Việc nghiên cứu và thảo luận các bài tập tình huống dưới nhiều hình thức khác nhau sẽ giúp các bạn sinh viên hiểu sâu sắc hơn, ý nghĩa hơn mục đích và nội hàm của các quy định pháp luật, đồng thời cũng tạp cơ hội cho các bạn rèn luyện kỹ năng áp dụng pháp luật và thực hành nghề luật từ nhiều góc độ khác nhau như luật sư, thẩm phán, chuyên viên pháp lý doanh nghiệp hay công chức, viên chức trong các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại. Do dung lượng lớn và nhu cầu phải thay đổi, các bài tập tình huống không được đưa vào giáo trình mà sẽ được giảng viên trực tiếp giảng dạy cung cấp.

Bản thân pháp luật thường xuyên được sửa đổi, bổ sung để trở nên hoàn thiện hơn và đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển; pháp luật kinh tế nói chung, pháp luật thương mại nói riêng càng chịu nhiều áp lực đổi mới trước yêu cầu hoàn thiện các thể chế của nền kinh tế thị trường để hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển. Bỏi vậy, cuốn giáo trình không chỉ nhằm cung cấp cho sinh viên kiến thức về pháp luật hiện hành, mà còn nhằm gợi mở và khuyến khích tư duy độc lập và sáng tạo nơi người học.

4. Đánh giá bạn đọc

Cuốn “Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh” được biên soạn giới thiệu tới người học những nội dung cơ bản về pháp luật thương mại theo Luật thương mại 2005 và văn bản hướng dẫn.

Cuốn giáo trình là học liệu quan trọng, cần thiết phục vụ giảng dạy và học tập đối với giảng viên, sinh viên tại Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc quan tâm, nghiên cứu về lĩnh vực pháp lý này.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa và dịch vụ – Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh”.

Mys Law  chia sẻ dưới đây nội dung về vai trò của hoạt động trung gian thương mại để bạn đọc tham khảo:

Các hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, uỷ thác mua bán hàng hoá và đại lý thương mại.

Vai trò của hoạt động trung gian thương mại trong xu thế toàn cầu hoá thương mại

Việc sử dụng các dịch vụ trung gian thương mại có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh doanh của thương nhân cũng như nền kinh tế quốc dân, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hoá, bởi những tác dụng sau:

Thứ nhất, hoạt động trung gian thương mại mang lại hiệu quả lớn cho các thương nhân trong quá trình tổ chức mạng lưới phân phối, tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ ở trong nước cũng như ở ngoài nước.

Việc liên kết với các trung gian thương mại thông qua các hợp đồng đem lại cho nhà sản xuất, nhà cung ứng dịch vụ một số lợi ích quan trọng sau:

+ Giúp cho nhà sản xuất chuyên tâm vào việc sản xuất. Bởi, để đảm bảo hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh, các khâu trong quá trình sản xuất – phân phối cần phải được chuyên môn hoá lao động. Công việc của các nhà sản xuất là tạo ra sản phẩm và nếu họ càng dành nhiều thời gian và tâm huyết cho quá trình sản xuất thì họ càng giỏi và chuyên nghiệp. Nêu nhà sản xuất phải dành thời gian và các nguồn lực cho cả việc sản xuất và phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá thì hai việc này đều sẽ bị ảnh hưởng và không đạt hiệu quả cao. Do đó, nếu nhà sản xuất dành nhiều thời gian và năng lực vào sản xuất, các trung gian thương mại tập trung vào công việc phân phối, lưu thông sản phẩm, hàng hoá, thì hoạt động kinh doanh của cả hai bên đều đạt được hiệu quả.

+ Các trung gian thương mại là chuyên gia trong lĩnh vực phân phối, tiêu thụ nên hơn ai hết họ biết tất cả những gì cần thiết cho công việc của mình. Họ có thể tư vấn cho nhà sản xuất, nhà đầu tư những điều tốt nhất trong lĩnh vực phân phối hàng hoá.

+ Các trung gian thương mại là những chủ thể thực hiện dịch vụ trung gian một cách chuyên nghiệp nên họ thường hiểu biết nắm vững tình hình thị trường, pháp luật, tập quán địa phương và các đối tác. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh việc giao lưu buôn bán, hạn chế được rủi ro và nhiều khi mua, bán được hàng hoá, cung ứng dịch vụ với giá cả có lợi hơn cho bên thuê dịch vụ của họ.

+ Thương nhân trung gian thường thực hiện dịch vụ trung gian cho nhiều thương nhân nên có kiến thức về các mối quan hệ khách hàng tiềm năng. Vì thế, thông qua các thương nhân trung gian, hàng hoá, dịch vụ của bên thuê dịch vụ trung gian thường được phân phối nhanh chóng và hiệu quả hơn.

+ Người trung gian là những chuyên gia thường xuyên thực hiện công việc liên quan đến phân phối nên họ biết cách tốt nhất và rẻ nhất để làm điều này. Ngoài ra, do họ thực hiện phân phối hàng hoá, dịch vụ cho nhiều nhà sản xuất nên chi phí sẽ không tốn kém bằng từng nhà sản xuất thực hiện.

+ Việc phân phối sản phẩm qua các trung gian thương mại được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng (thường là có xác định thời hạn). Do đó, nếu tại địa bàn nào đó kinh doanh không thuận lợi, thương nhân có thể rút nhanh khỏi thị trường mà không phải lo giải quyết các tồn tại như thanh lý cơ sở và phương tiện không cần dùng, giải quyết số lao động dư thừa do ngừng hoạt động tại thị trường đó. Vì vậy, phương thức kinh doanh qua trung gian thương mại giúp thương nhân mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động kinh doanh tại một địa bàn nào đó một cách linh hoạt, nhanh chóng.

Thứ hai, các hoạt động trung gian thương mại góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông hàng hoá và từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.

Hoạt động trung gian thương mại phát triển làm cho khối lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường tăng lên, giao lưu kinh tế giữa các vùng trong một nước cũng như giữa các nước với nhau được đẩy mạnh, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh tế của đất nước. Hơn nữa thông qua các trung gian thương mại mà người sản xuất có thể thiết lập một hệ thống phân phối hàng hoá đa dạng. Mặt khác, các trung gian thương mại giúp thương nhân nắm bắt những thông tin cần thiết về nhu cầu thị trường trong nước, thị trường ngoài nước một cách kịp thời. Từ đó, đánh giá chính xác nhu cầu thị trường và tiến hành các hoạt động kinh doanh theo nhu cầu của thị trường. Trên cơ sở đó mà mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

0969 361 319
Liên hệ