Chỉ còn vài ngày nữa là đến dịp Tết Nguyên đán, nhu cầu bắt xe về quê ăn Tết của người dân tăng cao. Lợi dụng tình hình đó, một số Nhà xe hét giá vé xe lên cao hơn nhiều lần khiến nhiều người bức xúc. Vậy việc hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật? Để giải đáp thắc mắc cho quý độc giả về vấn đề “Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?” Mời quý độc giả hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý:

  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • Nghị định 100/2019/NĐ-CP
  • Thông tư liên tịch 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT

Vận tải hành khách bằng xe ô tô được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về Vận tải hành khách bằng xe ô tô như sau:

Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:

Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;

– Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;

– Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;

– Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;

– Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.

– Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Hét giá vé xe ngày Tết bị phạt bao nhiêu tiền theo quy định?

Các doanh nghiệp kinh doanh vận tải mà ở đây đối tượng là chủ xe, lái xe khách, nhân viên phục vụ trên xe khách khi thực hiện việc cung cấp dịch vụ vận tải hành khách bằng xe ô tô phải có trách nhiệm thực hiện kê khai giá cước vận tải bằng xe ô tô với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và trong quá trình chở khách bắt buộc phải thực hiện niêm yết giá cước theo quy định và đảm bảo việc thu đúng mức giá đó, trích một số nội dung tại Điều 4 Thông tư liên tịch số 152/2014/TTLT-BTC-BGTVT ngày 15/10/2014 quy định như sau:

“Điều 4. Niêm yết giá cước vận tải bằng xe ô tô

1. Niêm yết giá cước (giá vé) vận tải bằng xe ô tô là việc đơn vị thông báo công khai bằng các hình thức thích hợp, rõ ràng và không gây nhầm lẫn cho khách hàng về mức giá cước (giá vé) bằng Đồng Việt Nam bằng cách in, dán, ghi giá trên bảng hoặc bằng hình thức phù hợp tại quầy bán vé, ở trong xe và bên ngoài xe để thuận tiện cho việc quan sát, nhận biết của khách hàng. Ngoài việc công khai giá bằng hình thức niêm yết giá, đơn vị phải công khai thông tin giá bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

2. Tất cả các đơn vị kinh doanh vận tải phải thực hiện niêm yết giá theo quy định. Trường hợp đơn vị kinh doanh vận tải ký hợp đồng ủy thác cho đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe (hoặc đại lý bán vé) bán vé cho hành khách đi xe của đơn vị mình thì đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe (hoặc đại lý bán vé) phải thực hiện niêm yết giá vé tại bến xe (hoặc đại lý bán vé) và niêm yết tại quầy bán vé của tuyến do bến xe (hoặc đại lý bán vé) nhận ủy thác.

4. Giá cước niêm yết

b) Đối với giá cước vận tải bằng xe ô tô do Nhà nước quy định, đơn vị kinh doanh vận tải niêm yết đúng mức giá do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

c) Các đơn vị kinh doanh vận tải không được thu cao hơn giá cước niêm yết.”

Đối chiếu quy định vừa nêu thì trường hợp công dân đi trên một chuyến xe khách mà nhà xe đó thực hiện tăng giá vé cao hơn mức giá cước đã được niêm yết hoặc không thực hiện niêm yết giá cước đúng quy định, nếu bị đơn vị chức năng có thẩm quyền kiểm tra phát hiện kịp thời trong quá trình lưu thông phương tiện hoặc đủ cơ sở chứng minh vi phạm thông qua phản ánh của người dân thì Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2020) của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (gọi tắt là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP) xác định mức chế tài như sau:

Trường hợp không thực hiện niêm yết giá cước đúng quy định, áp dụng mức xử phạt từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với chủ xe là cá nhân hoặc từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ xe tổ chức theo quy định tại điểm d Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 28. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Không thực hiện đúng các nội dung đã đăng ký, niêm yết về: Hành trình chạy xe; điểm đầu, điểm cuối của tuyến; giá cước; giá dịch vụ; tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải;”

– Trường hợp tăng giá vé cao hơn mức giá cước đã được niêm yết:

+ Đối với lái xe vi phạm sẽ xử phạt từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng theo quy định tại điểm i Khoản 3 Điều 23 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 23. Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ

3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định.”

+ Đối với nhân viên phục vụ trên xe khách theo tuyến cố định vi phạm sẽ xử phạt từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng theo quy định tại Khoản 3 Điều 31 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

“Điều 31. Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông

Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.”

+ Đối với hành vi vi phạm của cá nhân lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe nhưng đồng thời cũng là chủ xe thì sẽ xử phạt mức xử phạt từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng theo quy định tại điểm c Khoản 3 Điều 80 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP

+ Đối với những hành vi vi phạm mà cùng được quy định tại các điều khác nhau của Chương II Nghị định này, trong trường hợp đối tượng vi phạm trùng nhau thì xử phạt như sau:

đ) Hành vi thu tiền vé cao hơn quy định (tại Điểm i Khoản 3 Điều 23, Khoản 2, Khoản 3 Điều 31) và hành vi không thực hiện đúng nội dung đã đăng ký, niêm yết về giá cước (tại Điểm d Khoản 4 Điều 28), trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe thì bị xử phạt theo quy định tại Điểm d Khoản 5 Điều 28 của Nghị định này;”

Bên cạnh đó, các trường hợp vi phạm còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

* Đối với lái xe vi phạm (điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP):

“9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

b) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm m Khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”

* Đối với nhân viên phục vụ trên xe khách theo tuyến cố định vi phạm (Khoản 6 Điều 31 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP):

“6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”

* Đối với hành vi vi phạm của cá nhân lái xe hoặc nhân viên phục vụ trên xe nhưng đồng thời cũng là chủ xe hoặc tổ chức chủ sở hữu xe (điểm K Khoản 11 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP):

“11. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:

K) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm d Khoản 6 Điều này (trường hợp thu tiền cước, tiền dịch vụ cao hơn quy định) bị buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính;”

Hành khách có quyền và nghĩa vụ gì?

Tại Điều 71 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về quyền và nghĩa vụ của hành khách

* Hành khách có các quyền sau đây:

– Được vận chuyển theo đúng hợp đồng vận tải, cam kết của người kinh doanh vận tải về chất lượng vận tải;

– Được miễn cước hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và với kích thước phù hợp với thiết kế của xe;

– Được từ chối chuyến đi trước khi phương tiện khởi hành và được trả lại tiền vé theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

* Hành khách có các nghĩa vụ sau đây:

– Mua vé và trả cước, phí vận tải hành lý mang theo quá mức quy định;

– Có mặt tại nơi xuất phát đúng thời gian đã thỏa thuận; chấp hành quy định về vận chuyển; thực hiện đúng hướng dẫn của lái xe, nhân viên phục vụ trên xe về các quy định bảo đảm trật tự, an toàn giao thông;

– Không mang theo hành lý, hàng hóa mà pháp luật cấm lưu thông.

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected]  để được giải đáp.

Trân trọng!