Đêm mùng 8 và rạng sáng ngày 9/12/2022, trên mạng chia sẻ lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một cô gái trẻ bị đánh, chửi tới tấp khi đến một của hàng quần áo mua hàng. Được biết, nơi xảy ra sự việc là ở chợ Nhà Xanh, thuộc địa bàn phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Theo như chia sẻ trên mạng xã hội, hai cô gái đi mua quần áo trong một quầy tại chợ Nhà Xanh và được chủ cửa hàng báo giá, sau khi được báo giá, một cô gái đã mặc cả thì lập tức người phụ nữ bán hàng tát thẳng vào mặt cô gái, chửi bới rồi đuổi hai cô gái ra khỏi cửa hàng với lời lẽ thô tục, xúc phạm. Vậy pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này? Hãy cùng Mys Law tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

– Luật Hiến pháp Việt Nam 2013 mới nhất hiện hành

– Bộ luật dân sự 2015

– Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính

– Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Hành vi tát người khác có bị phạt không?

Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 33 BLDS quy định: “Cá nhân có quyền sống, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, thân thể, quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật”. Như vậy, mỗi cá nhân được pháp luật bảo hộ về tính mạng cũng như sức khỏe của mình; đối với những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý theo quy định.

Tát người khác là hành vi dùng tay tác động một lực vào cơ thể của người khác; khiến người đó chịu những tổn thương nhất định. Hành vi tát người khác có thể là tát người khác nặng tay; hay tát người đó ngã xuống đập gáy vào sàn nhà gây thượng tích thậm chí là tử vong. Đối với việc hành hung người khác như tát người khác; có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích; hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác; nếu mức độ thương tích; và hành vi người đó gây ra thuộc các trường hợp theo quy định tại Điều 134 BLHS. Ngoài ra, người hành hung người khác; còn có thể phải chịu trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự.

Hành vi tát người khác bị xử phạt như thế nào?

Hành vi tát người khác có thể bị xử lý theo 1 trong 3 con đường dưới đây:

1. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi tát người khác

Hành vi tát người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định, cụ thể:

2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;

Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ hoặc công cụ hỗ trợ;

2. Xử lý trách nhiệm hình sự hành vi tát người khác

Nếu hành vi tát người khác gây thương tích; theo mô tả tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015: tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11%; nhưng thuộc một trong các trường hợp tại khoản 1 điều 134; thì sẽ bị khởi tố tội cố ý gây thương tích; và có thể chịu các hình phạt: cải tạo không giam giữ, phạt tù

Trong trường hợp tát người khác mà nặng; cần giám định người bị tát để xác định tỷ lệ thương tật; dựa vào kết quả giám định, điều tra cụ thể để xác định trách nhiệm hình sự đối với đồng nghiệp của bạn.

Hành vi “tát” nhau gây rối trật tự công cộng; thì có thể cấu thành tội gây rối trật tự công cộng tại điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 với các hình phạt:

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng

– Cải tạo không giam giữ

– Phạt tù

Ngoài ra người có hành vi tát người khác chỗ đông người hay đăng tải clip tát đó trên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến uy tín danh dự của người khác có thể bị phạt tù về tội làm nhục người khác.

3. Bồi thường thiệt hại dân sự khi tát người khác

Người tát người khác sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe khi người bị tát chứng minh được thiệt hại mà họ đã gây ra. Cụ thể người tát người khác với mức độ nghiêm trọng sẽ phải bồi thường những khoản thiệt hại theo quy định tại Điều 590 BLDS như sau:

* Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

* Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại;

* Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

* Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Trên đây là kiến thức mà Mys Law cung cấp. Mọi thắc mắc liên quan đến nội dung bài viết xin vui lòng liên hệ 0969.361.319 hoặc email: [email protected] 

Trân trọng!